Gạo lứt nguyên cám chứa nhiều chất xơ và được giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, vì vậy, thường được khuyên dùng cho các bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Vậy, ăn gạo lứt có mập không? Có thể giảm cân cùng gạo lứt được hay không? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau!
Ăn gạo lứt có mập không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Câu trả lời cho câu hỏi trên đó là không, trong điều kiện bạn sử dụng với một liều lượng vừa phải, phù hợp.
Bởi ngoài tinh bột, hàm lượng chất xơ cũng chiếm phần lớn trong hạt gạo lứt. Bên cạnh đó, hạt cơm lứt khi chín có kích thước lớn, hơi khô hơn so với gạo trắng, đòi hỏi khi ăn phải nhai kỹ, nhai chậm hơn bình thường. Đây cũng là điểm “mấu chốt” giúp tăng cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn trong một khoảng thời gian.
Ăn gạo lứt có mập không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm
Đồng thời, các chuyên gia dinh dưỡng tính toán rằn hàm lượng calo trung bình có trong mỗi 100g gạo lứt chín cũng khá thấp so với tổng năng lượng cơ thể cần nạp vào mỗi ngày. Vì vậy, có thể thấy việc ăn gạo lứt mỗi ngày hoàn toàn không gây mập hay tăng cân vì không chỉ đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng mà còn giúp cải thiện đáng kể nhiều chỉ số sức khỏe.
Mặc dù vậy, mỗi ngày bạn cũng chỉ nên ăn một lượng gạo lứt nhất định vì còn phải kết hợp với các loại thực phẩm ở nhiều nhóm dinh dưỡng khác nhau. Nếu ăn quá nhiều cơm gạo lứt, bạn có thể sẽ bị thiếu hụt hoặc dư thừa dinh dưỡng.
Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn tối đa mỗi ngày khoảng 150g gạo lứt để cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bạn chỉ nên ăn tối đa mỗi ngày khoảng 150g gạo lứt để cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Bên cạnh câu hỏi ăn gạo lứt có mập không thì việc ăn gạo lứt có thực sự tốt cho sức khỏe không cũng được nhiều người quan tâm. Câu trả lời cho câu hỏi này đó là có.
Gạo lứt được xử lý thô, chỉ tách phần vỏ trấu và còn giữ nguyên lớp lụa bên ngoài. Đây chính là lý do vì sao loại thực phẩm này được đánh giá rất cao về mặt dinh dưỡng so với gạo trắng đã được chà xát kỹ.
Lớp vỏ lụa chứa nhiều chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất khác như carbohydrate, protein, chất béo không bão hòa, folate, mangan,... Đây đều là các dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát nguy cơ bệnh tim, chỉ số đường huyết và hỗ trợ thúc đẩy tái tạo tế bào, xây dựng hệ xương, cơ phát triển.
Lớp vỏ lụa chứa nhiều chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất khác như carbohydrate, protein, chất béo không bão hòa, folate, mangan
Ăn cơm gạo lứt thì tốt cho sức khỏe, nhưng ăn gạo lứt sấy có tốt không cũng là điều được nhiều người quan tâm? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn gạo lứt rang mỗi ngày cũng có thể đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe tương tự như ăn cơm gạo lứt.
Tuy nhiên, việc ăn gạo lứt rang cần phải được kiểm soát liều lượng chặt chẽ. Bởi gạo lứt rang cũng được xem như là một món ăn vặt, nhiều người nghĩ rằng vì tốt cho sức khỏe và không gây tăng cân mà ăn liên tục nhiều giờ, nhiều ngày liền.
Ăn gạo lứt rang tốt cho sức khỏe nếu ăn với liều lượng vừa phải
Trong khi đó, quan niệm này lại hoàn toàn sai lầm. Bởi gạo lứt rang thường được chế biến chung với gia vị, muối hoặc tỏi phi, rong biển. Khi ăn quá nhiều, bạn sẽ vô tình làm tăng lượng muối trong cơ thể, việc này cũng khiến cho thận hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến chức năng thanh lọc cơ thể.
Vì vậy, để món gạo lứt rang phát huy tốt công dụng dành cho sức khỏe, hãy ăn chúng một cách khoa học bạn nhé!
>> Tham khảo món gạo lứt sấy của MAILEY
Đối với người bị bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà các bác sĩ thường khuyên người bệnh chuyển sang chế độ ăn kiêng và sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng thông thường.
Việc ăn gạo lứt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sở dĩ gạo lứt được khuyên dùng cho người bệnh đái tháo đường là có khả năng giảm lượng đường trong máu cũng như hemoglobin A1c vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ăn theo chế độ gạo lứt cũng giúp giảm cân, tiêu mỡ, góp phần giảm chỉ số đường huyết hiệu quả.
Vậy, câu trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không đó là có, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Như đã đề cập, trong hạt gạo nguyên cám hay còn gọi là gạo lứt có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, chẳng hạn như protein, chất béo không bão hòa, folate, mangan,...
Trong gạo lứt chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tim mạch
Theo tính toán, trong 100g gạo lứt thì có chứa đến 2,6g protein, đây là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và duy trì mô tế bào.
Hàm lượng chất béo không bão hòa trong gạo lứt chiếm tỷ lệ cao hơn chất béo bão hòa, điều này hoàn toàn phù hợp với khả năng làm giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và góp phần quan trọng trong việc phát triển của cơ thể.
Folate đóng vai trò thúc đẩy quá trình hình thành hồng cầu và bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của các tế bào. Chế độ ăn uống có thể cung cấp đầy đủ folate cho cơ thể sẽ giúp giảm đáng kể cảm giác mệt mỏi khi cơ thể có sự thay đổi về cân nặng. Điều này thực sự có lợi cho những ai có ý định giảm cân.
Chế độ ăn giàu folate giúp giảm cảm giác mệt mỏi, stress do giảm cân
Hàm lượng mangan cao cũng là điểm cộng cho gạo lứt trong quá trình hỗ trợ làm lành vết thương, kích thước xương, răng phát triển, đồng thời điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh và chuyển hóa co cơ.
Có thể thấy, việc ăn gạo lứt mỗi ngày với liều lượng nhất định sẽ đem đến công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy, gạo lứt có thể chế biến thành những món gì để hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng?
Sữa gạo lứt thơm ngon, giàu dinh dưỡng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho buổi sáng hoặc bữa phụ trong ngày. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, sau đây là các bước thực hiện:
Sữa gạo lứt thơm ngon là sự lựa chọn tốt cho bạn vào bữa sáng
Món sữa gạo lứt uống vào buổi sáng giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng và giúp bạn nạp đầy đủ năng lượng cho một ngày học tập, làm việc mệt mỏi.
Nấu cháo gạo lứt cũng là một gợi ý hay ho dành cho bạn nếu có ý định giảm cân hay kiểm soát các chỉ số đường huyết. Bởi cháo gạo lứt giúp bạn có cảm giác nhanh no, không thấy đói và đặc biệt là có thể kết hợp với nhiều loại rau củ, tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Cách thực hiện:
Cháo nấu bằng gạo lứt
Món ăn này đơn giản chỉ với các nguyên liệu thuần chay, tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng lại không hề thua kém với cháo thịt. Món ăn này phù hợp với các bệnh nhân mới ốm dậy, kém ăn hoặc những ai đang có vấn đề về hệ tiêu hóa.
Cơm gạo lứt muối vừng là một món ăn quen thuộc của những tín đồ theo đuổi chế độ ăn kiêng. Món ăn này cũng rất đơn giản mà ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.
Cách thực hiện:
Chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có được một món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng một lượng muối vừng vừa phải, tránh ăn quá nhiều sẽ vô tình gây tích nước trong cơ thể.
Cơm gạo lứt ăn với muối vừng
Trà gạo lứt kết hợp với một số loại hạt như đậu đen, đậu đỏ, ý dĩ, hoa nhà, lá dứa sao khô sẽ tạo thành một hương thơm vô cùng đặc trưng. Việc uống trà ngũ cốc sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho bạn trong việc cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Cách thực hiện:
Dùng gạo lứt để làm trà
>> Tham khảo cách làm gạo lứt sấy thơm ngon, đơn giản tại nhà!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn gạo lứt mặc dù đem lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể trở thành mối đe dọa khó lường.
Việc ăn nhiều gạo lứt có thể gây rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng trong một vài giai đoạn.
Trong thành phần của gạo lứt còn chứa phốt pho, đây là một chất không phù hợp cho người bị bệnh thận. Đối với một số người gặp vấn đề về tiêu hóa thì chỉ nên ăn cháo gạo lứt hoặc cơm đã được nấu chín mềm, việc ăn cơm khô, cứng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.
Trên đây là một số giải đáp hữu ích về vấn đề ăn gạo lứt có mập không hay ăn nhiều gạo lứt có tốt không. Việc ăn gạo lứt được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và khuyên dùng cho bệnh nhân béo phì, đái tháo đường và những ai đang có ý định giảm cân, kiểm soát cân nặng. Bạn cần có chế độ ăn gạo lứt kết hợp với nhiều nhóm thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng và đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất!