1. Tại sao cần phải bảo quản gạo lứt
a) Tránh mọt gạo
Các loại gạo nói chung và gạo lứt nói riêng là một món ăn béo bở đối với mọt gạo. chúng đục gạo và đẻ trứng. Các trứng này sẽ nở thành ấu trùng và lấy các chất dinh dưỡng từ hạt gạo. Mọt gạo đã có sẵn từ khi ta mua gạo về, và chỉ chỉ có thể phát hiện ra chúng thông qua sự xuất hiện các lỗ đục trong trên hạt gạo và các ấu trùng nhỏ màu đen.
Gạo dù có nhiễm ấu trùng mọt gạo nhưng chưa hình thành mọt thì khi chế biến, đun nấu vẫn không gây ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng của gạo. Ngược lại, khi gạo đã xuất hiện mọt, chất lượng và hương vị của gạo sẽ giảm đáng kể
b) Tránh nấm mốc
Với khí hạu nóng ẩm tại Việt Nam, gạo rất dễ nhiễm ẩm và sinh ra nấm mốc. Nấm mốc không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người.
Gạo bị mốc sẽ là nơi sản sinh ra nấm aspergillus – một loại nấm mốc có chứa độc tố aflatoxin gây viêm da dày sừng, suy gan, thậm chí là ung thư gan nếu sử dụng gạo mốc trong thời gian dài.
2. Những cách bảo quản gạo lứt vô cùng hiệu quả
a) Bảo quản bằng tỏi
Tỏi có tính diệt khuẩn mạnh, giúp xua đuổi côn trùng nên tỏi có tác dụng ngăn ngừa mối mọt rất tốt. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp gạo giữ được tối đa chất lượng vốn có.
Cho gạo vào thùng hoặc hũ nhựa có nắp, cho thêm vài tép tỏi đã bóc vỏ lên trên; số lượng tỏi nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng gạo cần bảo quản; đậy nắp kín lại là bạn có thể yên tâm rồi.
b) Bảo quản gạo bằng muối
Muối cũng là một trong những nỗi khiếp sợ đối với lũ mọt gạo đáng ghét. Muối có tính mặn và diệt khuẩn nên khi gặp muối, mọt gạo sẽ lập tức bỏ chạy ngay. Rắc một ít muối và trộn đều với gạo, lưu ý không rắc quá nhiều muối vì có thể khiến gạo dễ bị mặn khi chế biến và gây ẩm ướt
c) Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản cho biết, việc bảo quản gạo lứt trong ngăn mát tủ lạnh có thể ngăn chặn sự sinh sôi, nảy nở của các ấu trùng mọt gạo. Từ đó giúp gạo lứt bảo quản được lâu hơn